Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Không nên coi thường khi bé bị lạnh tay chân

Chị Tòm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.



“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhảy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh (Thanh Trì, Hà Nội).

Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.

Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Vũ Văn Lực (Viện Bảo hộ lao động) cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.

Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.

Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.

Những thói quen xấu khiến bé bị sâu răng

1. Uống si rô ho không xúc miệng

Một số bà mẹ sau khi cho con uống si rô ho vào buổi tối trước khi đi ngủ (để con không bị ho vào buổi đêm) thường không cho con uống nước hoặc xúc miệng do sợ làm pha loãng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. Cách làm này không đúng vì trong phần lớn các si rô ho dành cho trẻ em đều chứa một lượng đường nhất định, nếu uống si rô trong thời gian dài sẽ tích lũy đường trong răng bé và gây ra sâu răng. Vì vậy, cho dù là thuốc thì sau khi uống si rô ho, các mẹ vẫn phải cho con vệ sinh răng như bình thường.



2. Ăn thức ăn nóng, lạnh liền nhau

Thông thường các bé thường được mẹ cho ăn cháo, cơm nóng hoặc uống sữa ấm sau đó tráng miệng bằng sữa chua, trái cây… (thường được trữ trong tủ lạnh). Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng, lạnh như vậy thực sự rất có hại cho răng, trong một số trường hợp trẻ còn cảm thấy đau răng ngay sau khi ăn.

Các mẹ cần biết rằng, nhất là răng sữa đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh. Bởi vậy, đau răng do nguyên nhân này lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng và một số bệnh về răng khác.

3. Uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ

Trong sữa có lactose, trong nước hoa quả có dư lượng đường cao nên nếu uống trước khi đi ngủ sẽ khiến vi khuẩn đường miệng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương răng. Vì vậy, các mẹ phải chắc chắn bé được đánh răng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau mỗi lần uống sữa hay nước hoa quả trước khi ngủ. Với các bé sơ sinh, mẹ phải vệ sinh lợi và khoang miệng của bé thật cẩn thận sau khi cho bé bú cữ buổi tối. Tuy vậy, theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em, cách tốt nhất là các mẹ tập cho con bỏ dần thói quen uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ.

4. Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì

Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật… Vì vậy, các mẹ cần tỏ thái độ dứt khoát và “mạnh tay” ngăn chặn thói quen xấu này của bé.

5. Ăn quá nhiều

Ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chiên xào không những có thể gây khó tiêu, béo phì, viêm loét miệng… mà còn ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe” của răng, khiến răng phải làm việc quá nhiều và tiếp xúc với nhiều loại chất, lâu dần có thể gây ra những cơn đau răng rất khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến chế độ và tần suất ăn uống của con, để đảm bảo bé có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

6. Hay ăn vặt

Các bà mẹ thường có thói quen cho con ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng các mẹ không biết rằng khi cho con ăn vặt như vậy, nước bọt tiết ra ít hơn, khiến đồ ăn dễ dàng bám trên răng, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Trên thực tế, sau mỗi lần ăn như vậy, các mẹ thường không vệ sinh răng cho con vì như vậy rất bất tiện, mất thời gian và vệ sinh răng quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Vì thế, thường xuyên ăn vặt dễ khiến răng bị sâu và có thể làm hỏng men răng.

Các chuyên gia y khoa về chăm sóc răng miệng khuyên các mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, chỉ nên ăn ở mức độ nhất định và không nên cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo trước khi đi ngủ. Nếu cho ăn, cần phải đảm bảo bé đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lên giường đi ngủ.

Những thực phẩm không nên cho bé ăn nhiều

1. Cam

Cam tươi có chứa carotene, nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy và thậm chí dẫn đến một số bệnh về xương.

2. Rau chân vịt

Axit oxalic có nhiều trong rau chân vịt và khi kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ biến thành hợp chất rất khó hấp thu và bài tiết.



3. Trứng gà

Ăn quá nhiều trứng gà làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, rất dễ tạo thành các chất dinh dưỡng dư thừa.

4. Trà đặc

Trong trà, đặc biệt là trà pha đặc có chứa một lượng lớn axit tannic. Khi loại axit này kết hợp với chất sắt bên trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất rất khó hấp thu, khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu sắt.

5. Thạch (jelly)

Thạch được làm từ chất làm đông đặc, hương vị, chất ngọt và chất tạo màu. Ăn quá nhiều thạch jelly có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận thì khi ăn thạch, bé có thể bị hóc, nghẹn gây hô hấp khó khăn.

6. Cá muối

Các loại cá ướp muối có chứa lượng lớn dimethyl sulfoxide nitrat, một chất hóa học có khả năng gây ung thư cao khi được hấp thu vào cơ thể con người.

7. Kẹo cao su

Trong thành phần của phần lớn các loại kẹo cao su đều có chứa chất hóa dẻo, phenol, hương vị, chất tạo màu, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, theo quán tính, các bé nhai kẹo xong thường nuốt luôn vào bụng mà không nhả bã hoặc nhả bã không đúng nơi quy định.

8. Các loại đậu

Trong các hạt đậu có chứa chất gây bướu cổ và bài tiết hormone tuyến giáp ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, ăn nhiều đậu có thể gây thiếu hormone tuyến giáp.

9. Nhân sâm

Trẻ nhỏ ăn nhiều nhân sâm có thể làm cơ thể dậy thì sớm.

10. Thực phẩm đóng hộp

Các chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ và có khả năng gây ngộ độc mãn tính.

11. Bỏng ngô

Lượng chì có trong thành phần bỏng ngô tương đối cao, khi đi vào cơ thể có thể làm hại hệ thống thần kinh, tiêu hóa và ảnh hưởng chức năng tạo máu.

12. Mì ăn liền

Chất bảo quản và tạo màu có trong mì ăn liền không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

13. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương chứa một số loại axit béo không bão hòa, vì thế nếu trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.

14. Cola

Đồ uống chế biến từ hạt cola gây nguy hiểm cho sức khỏe và các cơ quan khí quan của trẻ nhỏ.

15. Mỡ động vật

Không chỉ gây ra bệnh béo phì, ăn nhiều mỡ động vật còn gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ nhỏ.

16. Thịt nướng, thịt hun khói

Thịt hun khói và thịt nướng, đặc biệt là thịt cừu nướng có chứa một số chất gây ung thư cao.

17. Chocolate

Trẻ nhỏ ăn quá nhiều chocolate sẽ làm cho hệ thống thần kinh trung ương luôn ở trong trạng thái bị kích thích, có thể dẫn đến co giật cơ, tim đập nhanh và tâm trạng lo lắng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.

18. Muối

Lúc nhỏ ăn quá mặn hoặc quá nhiều muối sẽ khiến bé dễ bị bệnh mạch vành, ung thư dạ dày, tăng huyết áp và một số bệnh khác khi đến tuổi trưởng thành.

Axit béo cần thiết cho bé

Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.



Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).

Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết

Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.

Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.

EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.

Lượng EFAs cho bé

- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.

- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.

Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.

Nguồn dồi dào EFAs

Thực phẩm nhiều Omega-3:

- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.

- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.

- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.

- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.

Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.

Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô...

- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.

- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.

- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.

- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.

Để bé đủ DHA và EPA

Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:

- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.

- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.

- 30g cá sardines: 282mg DHA.

Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh... có bổ sung DHA.

Khi bé nhận quá nhiều EFAs

Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.

Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật... Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.

Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát... Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa..

Đề phòng những ổ vi trùng trong phòng bé

1. Thảm trải sàn

Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai…

Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay vi khuẩn, vi trùng không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 – 4 lần mỗi tuần để “đuổi” các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt thảm, phơi nắng hoặc thay mới tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.



2. Đồ chơi

Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé.

Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Với đồ chơi bằng nhựa cứng, bạn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch và sấy khô, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ còn khử trùng đồ chơi cho con bằng loại hóa chất chuyên dụng và không độc hại.

Ngoài ra, bạn cần chú ý khi chọn mua đồ chơi cho con, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại đồ chơi được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hoặc có mang hóa chất độc hại. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên liệu, xuất xứ và nhà sản xuất trước khi quyết định mua đồ chơi cho con.

3. Ngăn kéo đựng quần áo

Đừng vội nghĩ ngăn kéo đựng quần áo là nơi an toàn bởi đây lại là nơi “tích trữ” một số loại vi khuẩn E. coli (loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy). Lời khuyên của các bác sĩ là bạn nên thường xuyên lau chùi và dọn dẹp tủ đựng quần áo của bé, đặc biệt là mặt tủ và ngăn kéo.

4. Thú nhồi bông

Cũng giống như thảm trải sàn, thú nhồi bông được ví như tấm bọt biển hút các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các bé lại rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc “chui” vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu.

Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút.

Nếu bạn quá bận rộn mà không thể làm sạch thú nhồi bông theo cách trên, có thể “chữa cháy” bằng cách sấy trong tủ sấy nóng trong khoảng 45 phút.

Dinh dưỡng cho bé bị ho

Thực phẩm cho bé bị ho

Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa... đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.



Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.

Cách cho bé ăn

Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.

Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ.

Cha mẹ cần chú ý

Bác sĩ Lê Hà (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh, bệnh viện phụ sản An Thịnh) cho biết: "Mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài cho con. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính".

Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm".

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt tránh bé bị thiếu máu

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu

Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.

Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.



Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to...

Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.

Bổ sung chất sắt cho bé

Thông thường, bé mới tập đi cần 7mg sắt mỗi ngày. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin (sắc tố đỏ chứa oxy có trong máu), và myoglobin (sắc tố chứa oxy có trong cơ). Thiếu  sắt có thể dẫn đến thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, suy yếu, chóng mặt hoa mắt, cáu gắt, da dẻ xanh xao, môi khô… Sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa chất sắt có trong thực vật và chất sắt có trong động vật. Sắt Heme - loại chất sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… dễ hấp thụ đối với cơ thể. Nhưng loại chất sắt cơ thể cần lại không phải là Heme mà là một loại khác có trong các loại rau  màu xanh đậm, đậu và các loại hoa quả sấy khô…(lòng đỏ trứng cũng chứa chất sắc, hầu hết là chất sắc thực vật).

Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt thực vật bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt Heme. Thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật..

Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:

¼ tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)

1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg

1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg

¼ tách sữa đậu nành: 2.2mg

¼ chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg

¼ tách đậu xanh

28g thịt thái lát nướng: 1mg

28g tôm: 9mg

½ bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg

¼ tách đậu đen: 9mg

1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg

¼ chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)

½ quả trứng lớn: 3mg

28g thịt ức gà: 2mg

Lưu ý : Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng...

Bổ sung vitamin D cho bé bằng các món nấm

Tác dụng của vitamin D

Vitamin D giúp hệ xương và tim mạch bé được khỏe mạnh; đồng thời, nó cũng ngăn ngừa chứng hen suyễn, tiểu đường hoặc ung thư cho bé.

Tùy từng giai đoạn phát triển, nhu cầu vitamin D mỗi ngày của bé khoảng 5-15mg. Nếu thiếu hụt vitamin D, bé sẽ dễ bị còi xương hoặc mắc phải chứng xương mềm, dễ gãy. Để việc tổng hợp vitamin D trong cơ thể tốt hơn, cha mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ tắm nắng hàng ngày cho bé. Một số thực phẩm khác như trứng, cá, sữa, ngũ cốc cũng dồi dào vitamin D với cơ thể bé.



1. Súp gà nấm hương (dành cho bé 7-12 tháng tuổi)

Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương với một thìa canh); Nấm hương xay nhuyễn (1-2 cái); Mộc nhĩ xay nhuyễn (1 cánh bé); Nước dùng (200ml); Trứng cút (1 quả); Bột sắn (1 thìa cafe).

Thực hiện: Trước tiên, bạn cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, bạn cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút.

Cuối cùng, bạn cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bạn bắc nồi xuống, nêm một chút muối. Chờ nguội một chút, bạn mới nên đổ súp ra bát và cho bé dùng.

Các món nấm giúp bổ sung vitamin D cho bé vào mùa đông 1

2. Cháo gà – nấm rơm (dành cho bé 9-12 tháng tuổi)

Nguyên liệu: Gạo tẻ xay nhuyễn (20g, tương đương 2 thìa canh); Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương 1 thìa canh); Nấm rơm xay nhuyễn (1-2 cái); Dầu ăn (2 thìa cafe); Nước (250ml); Gia vị (nước mắm hoặc muối).

Thực hiện: Trước tiên, bạn đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.

Bạn hòa (trộn) nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Sau đó, bạn đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi cháo đang sôi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.

Sau khi đổ cháo ra bát, bạn mới trộn dầu ăn vào. Bạn có thể nêm vào bát cháo của bé một chút muối (hoặc một chút mắm, tránh để cháo bị mặn). Sau đó, bạn có thể cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Khi sơ chế, bạn nên ngâm nấm với nước muối pha loãng trong vòng 5-10 phút. Sau đó, bạn rửa nấm thật sạch trước khi tiến hành xay nhuyễn nấm.

- Nhiều người mẹ lo ngại nấm có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nấm không nằm trong nhóm những loại thực phẩm cần tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi chọn mua nấm để tránh những loại nấm độc (không rõ nguồn gốc) có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

- Các món trên hoàn toàn phù hợp cho bé lớn hơn (trên 1 tuổi). Với bé trên 2 tuổi, bạn có thể cho bé ăn canh nấm, nấm xào như người lớn hoặc bạn chế biến súp nấm, cháo nấm thành những món phụ cho bé.

Cách chăm sóc khi bé bị hôi miệng

Các nguyên nhân cơ bản gây mùi khó chịu trong miệng 

- Vệ sinh răng miệng kém: Những loại vi khuẩn thông thường, cư trú trong khoang miệng, sẽ phản ứng với những mảng thức ăn bám trên răng, lợi, lưỡi và bề mặt cuống họng. Sự tác động này khiến hơi thở bé có mùi hôi, đặc biệt là khi những mảng bám thức ăn không được loại bỏ trong thời gian dài.



- Miệng bé bị khô: Nếu bé thở qua miệng liên tục (do bé bị chảy nước mũi chẳng hạn) thì sau đó, vi khuẩn và môi trường trong khoang miệng của bé sẽ bị xáo trộn.

- Có vật lạ: Một hạt lê, hạt đậu, đồ chơi nhỏ hoặc những đồ vật khác “định cư” trong mũi của bé, có thể gây nên chứng hôi miệng. Tình trạng này rất dễ xảy ra với nhóm bé nhỏ hơn 4 tuổi (độ tuổi chưa đủ nhận thức để phân biệt hành vi nhét một hạt đậu vào lỗ mũi là nguy hiểm).

- Mút ngón tay: Hành vi này vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài và khiến bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng.

- Bị bệnh hoặc dị ứng: Một số bệnh như nhiễm trùng xoang, viêm amidan và thậm chí cả chứng dị ứng thời tiết cũng gây hôi miệng cho bé. Một số bé hay bị ợ hơi cũng dễ phải đối mặt với chứng hôi miệng.

- Sử dụng thức ăn có mùi: Hành, tỏi hoặc một số loại gia vị có mùi khó chịu khác có thể xâm nhập và làm “nhiễu” hơi thở của bé, khiến bé “nặng mùi”.

Cách chăm sóc bé

Trong phần lớn trường hợp, việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp hơi thở của bé thơm tho hơn. Giai đoạn 3-4 tuổi, bạn nên hướng dẫn bé cách tự đánh răng hoặc bạn có thể giúp đỡ bé hoàn thành phần việc này. Ngoài ra, bạn cũng nên giúp bé vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng.

Chỉ nên cho bé dùng một lượng kem đánh răng nhỏ. Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ nên sử dụng một lượng kem đánh răng không lớn hơn hạt đậu Hà Lan trong mỗi lần đánh răng của bé (đặc biệt với loại kem chứa flour thì càng nên hạn chế). Bởi vì, việc dùng quá nhiều kem đánh răng sẽ gây nên những đốm trắng trên răng bé, khi bé lớn hơn; đồng thời, bạn nên chọn loại kem đánh răng có hương vị tự nhiên mà bé yêu thích.

Nên cho bé đi khám nha khoa theo định kỳ (khoảng mỗi 6 tháng một lần), giúp răng bé luôn sạch và chắc khỏe. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xác định được dấu hiệu hôi miệng ở bé và có cách xử trí thích hợp.

Bạn nên giúp bé vệ sinh đôi tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đề phòng bé có tật mút tay hoặc khi bé bốc thức ăn. Nếu bé có thói quen ngậm ti giả, bạn nên tìm cách giúp bé “cai” càng sớm càng tốt.

Nếu muốn dùng thuốc sát trùng để súc miệng cho bé, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Các loại nước súc miệng chỉ có tác dụng “che đậy” mùi hôi một cách tạm thời chứ không thể giải quyết triệt để vấn đề. Chìa khóa dành cho bạn vẫn là khuyến khích bé vệ sinh răng miệng đúng cách và giúp bé điều trị các chứng bệnh về miệng (nếu có).

Cuối cùng, bạn không nên khiến bé mất tự tin vì chứng hôi miệng. Bạn nên giúp đỡ để bé không cảm thấy xấu hổ đến mức ngại giao tiếp.

Bật mí cách chăm sóc để con khỏe mạnh

1. Bỏ một ít muối vào chậu/ bồn tắm của trẻ

Rất nhiều trẻ em bị thiếu hụt magiê, nguyên tố vô cùng cần thiết cho sự phát triển của con người. Nếu con bạn có chế độ ăn lành mạnh, bé có thể không cần bổ sung magiê. Tuy vậy, bỏ một ít muối biển vào bồn tắm của bé là một cách tuyệt vời để tăng thêm lượng magiê cho cơ thể trẻ, do nguyên tố này có thể được hấp thụ dễ dàng qua da. Đồng thời, hỗn hợp này cũng giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn.



2. Tắt đèn khi ngủ

Việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo khi ngủ có thể gây ra ung thư và một loạt các vấn đề khác. Ánh sáng nhân tạo dừng hoàn toàn quá trình sản xuất melatonin tự nhiên và làm ngắt quãng chu kỳ giấc ngủ. Thời gian trong khi ngủ là rất quan trọng cho việc sửa chữa mô và tăng trưởng tế bào, vì thế nếu chu trình này bị đứt quãng, cơ thể sẽ phải chịu những hậu quả về lâu dài.

Trong thực tế, một đêm bị mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn đã được chứng minh sẽ khiến một người khỏe mạnh có mức insulin bằng với người trong giai đoạn tiền tháo đường. Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cũng gây trở ngại cho hoạt động của tuyến yên và chu kỳ leptin, làm chậm quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Ngoài việc tắt hết đèn trong phòng ngủ, bố mẹ cũng nên loại bỏ tất cả các thiết bị phát ra ánh sáng xanh hoặc đỏ (ví dụ như đồng hồ kỹ thuật số). Không nên cho trẻ xem tivi hoặc sử dụng máy tính vào buổi đêm để quá trình sản xuất hormon tự nhiên diễn ra bình thường.

3. Để trẻ nghịch bùn đất với chân trần

Trong khi phương pháp này nghe có thể kỳ lạ với các bậc cha mẹ thì đối với con trẻ nó lại hoàn toàn bình thường. Một số hợp chất tự nhiên trong đất có thể tăng mức độ serotonin - chất góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không chỉ có vậy, nhờ tương tác với bùn đất, trẻ em được tiếp xúc với những vi khuẩn tự nhiên có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Thậm chí, một số bằng chứng còn cho thấy việc chơi với bùn đất thường xuyên giúp trẻ không bị mắc các chứng dị ứng và hen suyễn.

Một số thông tin còn cho thấy việc chơi trong bùn đất, cỏ hoặc cát với chân trần còn làm giảm những tác động gây ra do việc ở trong nhà lâu và tiếp xúc với điện từ trường trong thời gian dài. Các electron tích điện âm từ đất có thể tạo cân bằng cho cơ thể và cũng cải thiện giấc ngủ.

4. Chơi dưới ánh nắng mặt trời

Chúng ta thường bảo vệ con khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách bôi đầy kem chống nắng cho bé mà không biết rằng đang làm hại chính con. Sử dụng kem chống nắng ngăn cản khả năng sản xuất vitamin D tự nhiên của cơ thể, trong khi vitamin D rất quan trọng cho hàng trăm phản ứng trong cơ thể, bao gồm cả phòng ngừa ung thư. Hầu hết các loại kem chống nắng thông thường đều chứa những chất hóa học độc hại, có thể trở nên nguy hiểm hơn việc phơi nắng vừa phải.

Hơn tất cả, trẻ em là đối tượng cần được cung cấp đủ lượng vitamin D nhất để củng cố hoạt động của hệ miễn dịch, phát triển hormon thích hợp, tăng trưởng xương và cơ bắp. Kem chống nắng dù có chỉ số SPF thấp cũng ngăn cản khả năng sản xuất vitamin D tự nhiên của cơ thể và thường đưa vào cơ thể trẻ rất nhiều hóa chất có hại.Miễn là con bạn đang có chế độ ăn khỏe mạnh, có thể ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm và cháy nắng, việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là rất quan trọng. Nếu bé buộc phải tiếp xúc với nắng trong thời gian dài, hãy đội mũ và mặc quần áo chống nắng cho bé, hoặc sử dụng một loại kem chống nắng có nguồn gốc tự nhiên.

5. Cho con ăn chất béo

Chúng ta thường được khuyên nên hạn chế việc nạp các chất béo bão hòa vào cơ thể, thay vào đó nên sử dụng những chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu thực vật. Đáng buồn thay, việc hạn chế chất béo bão hòa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, lại có hại hơn là có lợi, và trẻ con thực sự cần chúng để phát triển một cách toàn diện.

Những chất béo như dầu thực vật, bơ thực vật (margarine) trong quá trình sản xuất đã trải qua rất nhiều quy trình hóa học, chúng dễ bị oxy hóa dưới ánh nắng mặt trời, và chứa rất nhiều lượng chất bẽo không bão hòa đa mà cơ thể không thể xử lý hết và cũng không cần đến. Lượng chất béo này bao bọc các tế bào và là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, mỡ máu, béo phì, v.v. Trong khi đó, những chất béo tự nhiên như bơ động vật, dầu dừa, mỡ động vật không trải qua quá trình hóa chất này, và chứa lượng chất béo bão hòa cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp cân bằng lượng hormon, củng cố sự phát triển não và xương của trẻ.

6. Cân bằng các lợi khuẩn đường ruột

Khi chào đời, trẻ sơ sinh thừa hưởng những vi khuẩn đường ruột có lợi từ người mẹ khỏe mạnh. Tuy vậy, nếu người mẹ không có những lợi khuẩn lý tưởng, sử dụng thuốc kháng sinh khi còn nhỏ, hoặc có chế độ ăn nghèo nàn trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh ra sẽ chịu một số bất lợi về tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.

Vì vậy, việc bổ sung những chế phẩm chứa các lợi khuẩn là rất quan trọng cho trẻ. Một số thực phẩm tốt bao gồm sữa chua, thực phẩm lên men, nước hoa quả tự nhiên, v.v...

7. Hạn chế việc sử dụng các hóa chất có hại cho trẻ

Rất nhiều sản phẩm dùng cho trẻ, từ kem chống nắng, xịt chống côn trùng đến dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng đều có chứa các chất hóa học độc hại. Bố mẹ có thể tránh tác hại của chúng đến trẻ bằng cách sử dụng các biện pháp thay thế có nguồn gốc tự nhiên.

9. Cho trẻ vận động một cách tự nhiên

Trẻ nhỏ có xu hướng thích đùa nghịch và vận động tự nhiên, tuy vậy, bố mẹ thường phá hủy niềm vui thích này với việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao quy củ quá sớm. Hầu hết các bé đều thích chạy, đu xà, leo trèo, và thử thách bản thân bằng cách nhấc những vật nặng. Trẻ không thực sự cần các chế độ luyện tập để mô phỏng các động tác giúp các bé phát triển cơ bắp một cách tự nhiên. Tất cả những gì trẻ cần là cây cối, cột xà ngang, dây để trèo, và những vật nặng để chơi. Như thế, bé có thể vừa chơi vui vừa rèn luyện sức khỏe.

Cần chú ý khi cho trẻ ăn váng sữa

Chỉ là thực phẩm bổ sung

Bé Bim con chị Phương, ở khu đô thị Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy (Hà Nội), đến tuổi ăn dặm nhưng khá lười ăn cháo. Song, Bim lại khá thích món váng sữa. Cứ đến bữa ăn, chị Phương lại phải dùng váng sữa để "mồi" cháo cho con. Nhưng chỉ ăn cháo được mấy bữa, Bim lại chán, chỉ thích ăn váng sữa. Vì thế, có hôm chị Phương đành cho con ăn váng sữa thay cháo. “Cháu lười ăn quá nên cứ cho được gì vào bụng con là mình làm liền, vì có còn hơn không, Song, chẳng biết ăn nhiều váng sữa có thực sự tốt?”, chị Phương băn khoăn.



Thực tế, không ít bậc phụ huynh nghĩ giống chị Phương, rằng váng sữa rất bổ dưỡng nên tăng cường cho con sử dụng. Nhiều ông bố, bà mẹ, thường "nhồi" cho con ăn 2-3 hộp váng sữa/ngày, thậm chí để con ăn theo sở thích, khi trẻ mới hơn 1 tuổi.

Váng sữa là món ăn mới, xuất hiện trên thị trường từ vài năm gần đây nhưng nó đang trở thành món khoái khẩu của nhiều trẻ nhỏ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, váng sữa là chế phẩm của sữa, không phải là thực phẩm chính cho bé mà chỉ là thực phẩm bổ sung. Váng sữa cung cấp nhiều canxi và chất béo, có tác dụng hỗ trợ phát triển chiều cao cho bé. Mỗi lứa tuổi có chế độ ăn riêng nên các bậc phụ huynh cần nắm rõ để bổ sung dinh dưỡng cho con.

Không lạm dụng

Theo bác sĩ Liên, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), váng sữa là thực phẩm được làm từ kem sữa cho lên men lactic. Váng sữa được chế biến công nghiệp: Đầu tiên, người ta tách sữa ra thành kem và bơ. Tiếp đó, phần kem sẽ trải qua quy trình chuẩn hóa để đảm bảo độ béo cần thiết. Nhằm loại trừ các vi khuẩn gây bệnh, kem này sẽ được tiệt trùng. Sau đó kem được cho vào thùng, trộn men và ủ chua... Váng sữa có độ béo từ 10% (lỏng) đến 70% (rất đặc) nhưng loại thường được dùng là từ 15 đến 40%. Smetana trong váng sữa chứa các vitamin (A, E, B2, B12, C, PP, beta-carotene), các acid hữu cơ và một số khoáng chất: Canxi, phốt pho, magiê…

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, cha mẹ không nên cho con sử dụng quá nhiều váng sữa, vì sẽ dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy. Do váng sữa vừa chứa nhiều chất đạm, chất béo, trong khi đó, chất béo chủ yếu là từ nguồn bơ trong sữa. Hơn nữa, nếu thường xuyên cho con sử dụng váng sữa, nhất là ở những trẻ hấp thụ tốt thức ăn và khá mập, trẻ dễ bị béo phì, dẫn đến mắc các bệnh liên quan đến chứng bép phì khi trẻ lớn lên như tiểu đường, huyết áp... Còn với trẻ khác, nếu lạm dụng món này có thể mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dù váng sữa giàu dưỡng chất cũng không thể cung cấp hết chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, cha mẹ nên bổ sung đa dạng thực phẩm gồm cả chất đạm, béo, chất xơ... cho con, giúp trẻ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Kiểm soát cân nặng cho trẻ nhỏ

1. Theo dõi cân nặng của con thường xuyên

Trước đây, hầu như các bác sỹ không mấy lo lắng về việc trẻ thừa cân trước 2 tuổi, nhưng suy nghĩ này đang dần thay đổi. Theo một nghiên cứu mới đây do trường Đại học Harvard thực hiện, những trẻ tăng cân nhanh trong 6 tháng đầu đời (từ 50% đến 90%), có tỉ lệ béo phì nhiều hơn đáng kể khi lên 3 tuổi. Vì vậy cha mẹ nên theo dõi cân nặng của con thường xuyên để có kế hoạch "phanh" kịp thời trước khi quá muộn.



2. Cho trẻ bú trong thời gian càng dài càng tốt

Đừng bắt trẻ ăn dặm sớm. Những trẻ dùng sữa công thức dễ tăng cân hơn những trẻ được bú mẹ vì các bé đưa vào người lượng calo cao hơn 20% so với thông thường. Trong khi một em bé bú mẹ luôn cho mẹ biết khi nào bé đã no thì ngược lại, với những em bé dùng sữa công thức, bố mẹ thường có xu hướng dỗ bé ăn hết bất chấp bé đã no hay chưa. Những trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng cũng có cân nặng nhỉnh hơn. Nếu có thể, mẹ nên cho bé bú trong vòng một năm đầu, và chỉ nên cho ăn dặm khi bé được 6 tháng.

3. Nắm rõ chỉ số khối cơ thể của con (BMI)

Tỉ lệ chiều cao/ cân nặng, tùy theo độ tuổi và giới tính này là thước đo chuẩn xác nhất để biết trọng lượng của một trẻ từ hai tuổi trở lên có phù hợp hay không. Những trẻ nằm trong khoảng cách phân vị từ 85 đến 95 bị thừa cân, những trẻ mà chỉ số này nằm trong vùng phân vị từ 95 trở lên thì bị béo phì. Theo tiến sỹ Marc Jacobson, giáo sư Nhi khoa và dịch tễ học thuộc Đại học Y Albert Einstein thì: “Khác với người lớn, trẻ thừa cân trông không béo, các em chỉ trông lớn hơn các bạn một chút, vì vậy việc kiểm tra chỉ số khối cơ thể của trẻ là rất quan trọng”.

Một cuộc thăm dò quốc gia do Đại học Michigan tiến hành đã chỉ ra rằng 40% phụ huynh của những trẻ bị béo phì mô tả con họ “có cân nặng vừa phải”.

4. Vận động

Trẻ em cần được vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tốt nhất là dành ít nhất một khoảng thời gian để vận động ngoài trời. Theo tiến sỹ Sandra Hassink, chủ tịch Hội chống béo phì của Viện Nhi khoa Mỹ: “Trẻ em thích chạy nhảy ngoài trời hơn là trong phòng khách, và mỗi hoạt động này lại dẫn đến một hoạt động khác”. Cha mẹ nên cố gắng để kéo con vào các hoạt động thể chất mọi lúc mọi nơi: cho con ra khỏi xe đẩy, chơi nhảy lò cò khi đang chờ xe buýt, v.v...

5. Áp dụng chiến lược cho cả gia đình

Cách hữu hiệu nhất để cải thiện các thói quen của trẻ là áp dụng những thay đổi về lối sống cho cả gia đình, với trọng tâm là sức khỏe chứ không phải cân nặng. Nếu bé thắc mắc về thực đơn mới, chỉ cần bảo bé: “Cả nhà mình đang cố gắng để trở nên khỏe hơn, có thêm nhiều năng lượng để vận động hơn”. Theo cách đó, trẻ thừa cân sẽ không cảm thấy bị cô lập, và những trẻ có cân nặng phù hợp cũng hiểu được thông điệp là cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện của mình. Tiến sỹ Jacobson cũng cho biết, nếu bố mẹ không thay đổi các thói quen của họ, thì con cái họ cũng sẽ không thay đổi gì.

6. Ăn thật nhiều rau quả

Nếu bố mẹ ăn nhiều rau quả và cũng cho bé làm quen với rau quả từ sớm, bé sẽ thích chúng. Hãy để những hộp nhựa đựng rau quả đã chế biến sẵn trong tủ lạnh để bé có thể ăn mỗi khi đói. Việc này cần kiên nhẫn, bởi vì một đứa trẻ có thể cần thử loại thức ăn mới đến 10 lần mới chấp nhận nó. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công việc làm vườn cũng khiến trẻ thích thú hơn với việc ăn những thứ rau quả mà bé tự chăm sóc, vì thế bố mẹ hãy bắt chước gương phu nhân tổng thống Michelle Obama và bắt đầu gieo trồng.

7. Ưu tiên giấc ngủ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ không ngủ đủ thường nặng cân hơn vì giấc ngủ giúp điều hòa các hoóc môn kiểm soát sự thèm ăn. Theo cố vấn Judith Owens, trường Đại học Brown, những trẻ mệt mỏi thường kém năng động, và điều đó làm gia tăng nguy cơ bị thừa cân. Trẻ sơ sinh không được ngủ đủ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn, vì thế bố mẹ có thể cho bé ăn quá nhiều khi nỗ lực dỗ dành bé nín khóc. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày trong 6 tháng đầu và 14 giờ mỗi ngày từ 6 đến 12 tháng. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần ngủ từ 10 đến 13 tiếng, trong khi trẻ từ 4 đến 9 tuổi cần từ 10 đến 12 giờ.

8. Bỏ tivi ra khỏi phòng con

Rất nhiều gia đình để cho con cái tiếp xúc với tivi thường xuyên. Những trẻ xem tivi từ 4 tiếng trở lên mỗi ngày có chỉ số BMI lớn hơn đáng kể những trẻ chỉ xem tivi từ 2 tiếng trở xuống. Nếu bé tức giận khi bố mẹ lấy tivi ra khỏi phòng, tiến sỹ David Ludwig gợi ý bố mẹ nên thay vào đó một dàn âm thanh khác để bé có thể nhảy theo khi nghe.

9. Biết rõ giới hạn trong vòng 1000 calo

Nhiều bậc phụ huynh đã lầm lẫn về việc con nên ăn bao nhiêu là vừa. Một khi trẻ được cho ăn quá nhiều và bị thúc phải ăn hết khẩu phần, trực giác thường nói cho bé biết “Mình no rồi!” sẽ dần dần bị đánh lừa. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi cần khoảng 1000 calo mỗi ngày, trẻ từ 3 đến 8 tuổi cần 1800 đến 2000 calo tùy thuộc vào chiều cao và mức độ vận động. Khẩu phần chất đạm của bé cần đo bằng nắm đấm tay bé, không phụ thuộc vào việc bé bao nhiêu tuổi.

Đồ uống như soda, trà đường, nước tăng lực hoặc quá nhiều nước hoa quả đều làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, thậm chỉ cả sữa nguyên kem giờ cũng đang được xem xét.

10. Đừng biến thức ăn thành phần thưởng

Thưởng cho bé đồ ăn vặt có vẻ là một cách dễ dàng và tiện lợi khi bố mẹ muốn bé hợp tác, không nghịch ngợm nữa hoặc để bé cảm thấy vui vẻ hơn. Tuy vậy, một khi đã quen với việc này, trẻ sẽ tìm cách được thưởng nhiều hơn và trọng lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều cách khác để cải thiện tinh thần của trẻ và ghi nhận công sức của bé mà không phải sử dụng phần thưởng thức ăn, như thời gian đặc biệt để chơi với bố hoặc một chuyến đi đến công viên nước.

Tác dụng của dầu dừa khi đang nuôi con nhỏ

1. Trong dầu dừa có chứa axit lauric - một axit béo có khả năng chống lại vi khuẩn rất cao để bảo vệ hệ thống miễn dịch của thai nhi và trẻ sơ sinh. Bà bầu có thể ăn dầu dừa mỗi ngày để tăng cường chức năng miễn dịch cho bản thân và em bé trong bụng.



2. Vào mùa hanh khô, chỉ cần thêm 1 vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm của bé hay mẹ là có thể dưỡng ẩm cho làn da một cách hoàn hảo và an toàn.

3. Dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa rạn da rất tốt cho mẹ bầu. Mỗi ngày bà bầu nên massage với dầu dừa sẽ giảm đáng kể tình trạng rạn da.

4. Nếm 1 chút dầu dừa có thể làm giản chứng ợ nóng khó chịu khi mang thai.

5. Dầu dừa còn có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ và làm giảm hiện tượng ốm nghén.

6. Xoa một chút dầu dừa lên mông của em bé mới sinh sẽ làm giảm bớt khả năng bám dính của phân xu lên mông em bé, giúp mẹ dễ dàng vệ sinh hơn.

7. Xoa một chút dầu dừa lên núm vú khi cho con bú có thể làm giảm đau ở những vết nứt trên đầu vú.

8. Nếu bé nhà bạn bị "cứt trâu", hãy lấy một chút dầu dừa massage lên vùng đó rồi đợi khoảng 15 sau hãy gội đầu cho bé. Sau một vài lần, "cứt trâu" sẽ hết.

9. Sau khi sinh con, mái tóc của bạn sẽ trở nên xơ xác, hãy cho vài giọt dầu dừa vào nước gội đầu, mái tóc sẽ óng mượt trở lại.

10. Khi bé bị tưa lưỡi, mẹ cũng có thể lấy một chút dầu dừa để đánh tưa lưỡi cho con.

Hạn chế sử dụng khăn ướt cho trẻ nhỏ

Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hoạt chất methylisothiazolinone (MI - một hóa chất ăn mòn cao, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ) trong các sản phẩm khăn ướt gây hại tới làn da của trẻ như làm đau, gây dị ứng, phát ban đỏ… Tuy nhiên, dù chưa có bất cứ trường hợp dị ứng khăn ướt được báo cáo tại Mỹ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, những phản ứng đó có thể bị chẩn đoán nhầm, giống như bệnh chàm của trẻ nhỏ.



Trong khi đang điều trị cho 6 em bé bị phát ban đỏ, các nhà khoa học tại trường dược để ý thấy: sau khi được điều trị thành công với kháng sinh, một bé gái 8 tuổi đã có dấu hiệu phát ban trở lại ở mặt và mông. Lo ngại bé bị dị ứng, các nhà khoa học đã hỏi dò và biết được mẹ bé thường dùng khăn ướt để lau miệng và mông cho con gái. May mắn là sau khi được khuyến cáo, bé đã dứt hẳn bệnh ngay khi mẹ ngưng sử dụng sản phẩm này.

Trong suốt 2 năm tiếp theo, hơn 5 em bé được mang tới trung tâm y tế với những triệu chứng tương tự và chỉ khỏi bệnh hoàn toàn khi được ngưng chùi rửa bằng khăn ướt.

Trả lời phỏng vấn với tờ NBC News, bác sĩ Mary Wu Chang – một giáo sư về da liễu và khoa nhi của trường Đại học Dược Connecticut cho biết dù có những khuyến cáo gây hại từ khăn ướt nhưng vẫn có nhiều bậc cha mẹ sử dụng sản phẩm này vì tính tiện dụng của nó. Bà cho hay: “Nó rất thuận tiện. Tôi có 3 đứa con và tôi biết khó khăn thế nào mỗi khi phải thay rửa cho chúng, đặc biệt là mỗi khi đi du lịch. Nhưng nếu ở nhà, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng nước và xà phòng dành cho bé. Cách đó sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy hại”.

Cũng theo bác sĩ Robin Gehris tại Bệnh viện Đại học Pittsburgh cho hay, số lượng trẻ em bị dị ứng như thế này đang ngày một tăng lên. Nguyên nhân là do lượng MI trong khăn ướt tăng lên và khăn ướt cũng không phải là sản phẩm duy nhất chứa MI.

Các chuyên gia về da cũng đề nghị các nhà sản xuất nhanh chóng loại bỏ chất hóa học gây hại cho da trong các sản phẩm do những di chứng như phát ban, bướu, bỏng rộp, cay mắt hay sưng mặt… mà chúng đem lại. Đã có trường hợp một người phụ nữ được chẩn đoán khó khăn khi thở do bị sưng phồng cả đầu và mặt. Trường hợp khác của một du khách Anh đã phải nhập viện 2 ngày ở Tây Ban Nha để điều trị dị ứng khi dùng khăn ướt.

Trước những thông tin đáng e ngại và những khuyến cáo từ các bác sĩ, các “ông lớn” trong làng mỹ phẩm như Johnson & Johnson, Nivea, L’Oreal… đang dần loại bỏ các chất hóa học trong các sản phẩm của mình.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe của nam giới

Thịt nạc

Nếu bạn là anh chàng kết món thịt bò bít tết và khoai tây, bạn thật may mắn. Thịt đỏ tốt cho bạn. Thịt bò và thịt lợn nạc chứa protein và có ít chất béo hơn thịt gà. Thịt đỏ cũng là một nguồn cung cấp rất tốt chất leucine – một axit amin giúp tạo cơ bắp.



Quả anh đào

Làm thế nào để xoa dịu các cơ bắp bị đau? Nước anh đào. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết lúc nào họ cũng dự trữ một số chai nước anh đào trong phòng tập. Các sắc tố trong quả anh đào và nước trái cây từ loại quả này bắt chước tác động của một số loại thuốc chống viêm, và nó không có tác dụng phụ nào.

Chocolate

Chocolate có thể cải thiện sự lưu thông máu nếu bạn ăn đúng loại. Chất flavanol trong chocolate đen có thể hạn chế mức cholesterol xấu, cải thiện lưu thông máu và giữ huyết áp trong tầm kiểm soát. Nam giới bị kém lưu thông máu nhiều khả năng có vấn đề về cương dương, vì vậy những loại thực phẩm tốt cho tim cũng có thể bảo vệ đời sống tình dục của họ. Nhưng ăn quá nhiều chocolate có thể dẫn tới tăng cân. Bạn có thể ăn khoảng gần 30g một ngày thay cho các đồ ngọt khác.

Động vật có vỏ

Động vật có vỏ và các loại hải sản khác đều giàu kẽm – chất cực kỳ quan trọng cho tim, cơ bắp và hệ sinh sản. Lượng kẽm thấp hơn bình thường có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém và vô sinh nam. Nếu bạn không thích hải sản, thịt bò, thịt gà, các loại hạt, mầm rau cũng cung cấp lượng kẽm tốt cho sức khỏe.

Quả bơ

Chắc chắn, loại trái cây này có nhiều chất béo, nhưng đó là loại chất béo tốt. Chất béo bão hòa đơn trong bơ có khả năng chống lại cholesterol đến hai lần. Nó có thể tiêu diệt cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Bí quyết là sử dụng một loại chất béo không bão hòa thay cho chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Dầu oliu và các loại hạt cũng chứa chất béo tốt.

Cá béo

Cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá bơn là nguồn chất béo lành mạnh. Chúng có một loại dinh dưỡng đặc biệt được biết đến là axit béo omega-3. Chất này bảo vệ chống lại bệnh tim – kẻ giết người hàng đầu với đàn ông ở Mỹ. Mỗi tuần dùng cá béo hai lần có thể giảm khả năng chết vì bệnh tim cho bạn
.
Gừng

Các lát gừng thường được ăn cùng sushi hay thêm vào các món xào châu Á. Gừng có thể giúp làm giảm viêm trong cơ thể. Ăn gừng thường xuyên có thể giúp giảm đau do các chấn thương cơ bắp liên quan đến luyện tập.

Sữa và sữa chua

Đạm whey trong sữa và sữa chua là một nguồn leucine khác – một axit amin tạo cơ bắp. Các sản phẩm này cũng chứa protein, kali và lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, nó rất tiện ích vì bạn không cần nấu hay chuẩn bị gì, chỉ việc ăn, uống.

Chuối

Chuối rất giàu kali. Kali rất quan trọng cho sự co cơ và sức khỏe của xương. Nó cũng giúp hạ huyết áp. Nạp đủ kali cũng quan trọng như ăn ít muối khi bạn muốn giảm huyết áp.

Sốt cà chua

Cà chua giàu lycopen – một chất có thể bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy nam giới ăn cà chua thường xuyên ít bị ung thư tuyến tiền liệt nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều ủng hộ kết luận này. Cà chua có nhiều chất dinh dưỡng thực vật khác, cũng tốt cho sức khỏe. Thêm vào mì sốt cà chua là cách đơn giản làm món ăn bổ dưỡng hơn.

Thực phẩm từ đậu nành

Thực phẩm được cho là bảo vệ cơ thể tốt nhất chống lại ung thư tiền liệt tuyến là đậu nành. Đó là phát hiện từ một nghiên cứu trên 40 quốc gia. Đậu phụ, súp miso và sữa đậu nành là những cách hay để ăn được nhiều đậu nành hơn. Ở các nước châu Á, người ta ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành gấp 90 lần với người Mỹ. Và ung thư tuyến tiền liệt ít gặp hơn ở các nước này.

Rau trộn

Rau chứa nhiều chất hóa học tự nhiên, chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tế bào và bảo vệ chống ung thư. Có nhiều loại chất hóa học tự nhiên khác nhau, và cách tốt nhất để ăn được nhiều loại là ăn các rau có màu sắc khác nhau. Nên có nhiều loại rau trong mỗi bữa ăn của bạn.

Rau màu cam

Rau màu cam là một nguồn cung cấp beta-caroten, lutein và vitamin C tuyệt vời. Những chất dinh dưỡng này có thể giảm nguy cơ phát triển phì đại tuyến tiền liệt, theo một nghiên cứu lớn cho thấy. Lựa chọn tốt cho bạn bao gồm ớt chuông đỏ, cà rốt, bí đỏ và khoai lang.

Các loại rau xanh lá

Rau chân vịt, cải lá xanh và cải xoăn có thể giúp ích cho đôi mắt cũng như tuyến tiền liệt của bạn. Những loại rau xanh lá này rất giàu lutein và zeaxanthin. Cả hai chất dinh dưỡng này bảo vệ chống lại bệnh đục nhân mắt và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác – một bệnh mắt làm suy yếu thị lực.

Khoai tây nướng

Khoai tây nướng rất ngon và dễ làm. Chúng cũng chứa lượng lớn vitamin C – hoạt động chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Bạn có thể làm món này ngon và bổ dưỡng hơn bằng cách dùng cùng bơ, hay thêm sốt cà chua hoặc phô mai ít béo. Những loại khác có vitamin C dồi dào là ớt xanh, kiwi và trái cây họ cam, quýt.

Trứng

Trứng cung cấp lutein, protein và sắt, nhưng bạn phải ăn cả quả trứng. Một lòng đỏ trứng có 185 mg cholesterol, phù hợp với 300 mg giới hạn hằng ngày cho người khỏe mạnh. Bạn cũng có thể giảm bớt những đồ ngọt có cholesterol cao để ăn toàn bộ một quả trứng trong bữa. Nếu bạn có cholesterol cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem mỗi tuần bạn có thể ăn được mấy quả trứng.

Ngũ cốc giàu chất xơ

Chất xơ nghe có vẻ không gợi sự nam tính lắm nhưng nó có thể là một chất tăng cường hiệu suất làm việc tuyệt vời cho bạn. Dù là điều hành công ty hay vận động viên, bạn không thể tập trung vào mục tiêu của mình nếu đường ruột của bạn không ổn. Chất xơ giúp bạn no lâu hơn và giúp hệ tiêu hóa chạy trơn tru. Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những loại ngũ cốc yêu thích của mình, chỉ cần cố gắng trộn vài loại với nhau. Đừng quá ép mình nhưng hãy thêm vài thứ tốt.

Gạo lứt

Gạo lứt là một nguồn chất xơ tuyệt vời khác, và thật dễ dàng để kết hợp với các loại thực phẩm ngon và đầy màu sắc. Thử dùng kèm thịt nạc, rau mầm chân vịt và dứa. Nếu bạn không thích ăn riêng gạo lứt, có thể trộn lẫn với gạo trắng. Gạo lứt và những loại ngũ cốc khác có thể giúp bạn giữ cân nặng lành mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýp 2.

Cà phê

Khi bạn cần một sự kích thích, hãy thử một tách cà phê nguyên chất. Các nghiên cứu cho thấy nó có thể làm bạn tỉnh táo hơn và cà phê nguyên chất hầu hết không có calo. Điều này khiến nó là lựa chọn tốt hơn nhiều so với các loại nước uống tăng lực có lượng calo cao và đắt tiền.

Tập trung vào những thứ tốt thay vì cố bỏ thứ xấu

Để thay đổi chế độ ăn của bạn, thêm vào những thực phẩm tốt hay hơn là bắt bản thân bỏ những đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Khi bạn tạo thói quen ăn nhiều trái cây, rau, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt hơn, những thực phẩm này có thể thay thế cho một số lựa chọn kém lành mạnh hơn.

Những thói quen dễ ảnh hưởng đến thận

Không thích uống nước

Nhiều phụ nữ cảm thấy phiền phức vì ngại đi vào nhà vệ sinh nên không thích uống nước, nên biết rằng hoạt động sinh lý trao đổi do thận phụ trách sẽ sinh ra chất thải và bài trừ ở trong nước tiểu. Khi thận tiến hành những hoạt động này cần có đủ lượng nước để hỗ trợ, nếu thiếu nước rất dễ làm cho thận trao đổi không tốt. Vì vậy nữ giới nhất định phải hình thành thói quen uống nhiều nước để tốt cho thận này.



Uống nước có gas nhiều hơn nước lọc

Trong nước có gas chứa nhiều cafein thường làm cho huyết áp tăng lên, huyết áp quá cao sẽ tổn hại đến thận. Vì vậy nên cố gắng tránh uống quá nhiều

Ăn mặn

Dung nạp quá nhiều muối, gánh nặng cho thận sẽ càng tăng, từ đó làm cho chức năng thận giảm sút, nếu không muốn tổn hại thận hãy ăn nhạt.

Thích uống bia

Nếu bạn đã có bệnh về thận lại thường xuyên uống nhiều bia sẽ làm cho acid uric lắng đọng, tích tụ dẫn đến tắc nghẽn ống thận, gây suy thận.

Ăn quá nhiều thịt

Ăn quá nhiều thịt sẽ gây tổn hại lớn đến thận, nên khống chế dung nạp lượng thịt trong mỗi bữa ăn, nên chú trọng ăn nhiều rau xanh hoa quả, thậm chí cả canh.

Nước dứa ép rất tốt cho cơ thể

1. Đặc tính kháng viêm
Nước dứa chứa bromelain, có tác dụng như một loại enzyme chống viêm. Nó có tác dụng rất tốt và hiệu quả ngang bằng so với những nhóm chất steroid và thuốc chống viêm khác. Ngoài ra, nước ép dứa không mang lại bất kỳ một tác dụng phụ nào như các loại thuốc khác.



2. Chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp

Nước dứa cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành vết bầm tím. Nếu bạn muốn có kết quả nhanh chóng, hãy thoa trực tiếp nước ép vào vết bầm tím. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác đau một chút, nhưng nó cũng giúp làm sạch các vết bầm tím và có tác dụng tích cực hơn trong quá trình chữa bệnh. Nước dứa cũng là một lựa chọn tốt khi nói đến điều trị viêm khớp. Mặc dù không phải là biện pháp chữa trị, nhưng nó giúp giảm đau nhức hiệu quả.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Nếu bạn làm một cốc nước dứa ép, hãy chắc chắn rằng bạn không vứt bỏ phần bã. Hãy thử uống cùng với nước ép, chúng sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình tiêu hóa. Nếu bạn cho thêm vào một chút bột nghệ, loại gia vị vàng của Ấn Độ, thì protein dư thừa trong cơ thể bạn có thể dễ dàng bị chia nhỏ và hấp thu vào máu.

4. Chất chống oxy hóa tự nhiên

Nước dứa cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả. Bạn có thể biết điều đó qua sắc cam vàng của dứa. Nó cũng chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có lợi ích tương tự như các loại trái cây họ cam quýt trong việc ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm thông thường.

5. Tăng năng lượng

Nước ép dứa chính là lựa chọn thay thế cho chuối nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó để giúp tăng năng lượng cho cơ thể. Nước ép dứa cũng giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, chúng là loại đồ uống tuyệt vời giữa các buổi tập hay chạy bộ.

6. Giúp thận khỏe mạnh

Nước ép dứa cũng có rất nhiều kali, giúp duy trì sự cân bằng chất điện phân. Điều này thúc đẩy chức năng thận và giảm bớt đau nhức cơ bắp.

Xoài và những lợi ích cho sức khỏe

1. Giàu dinh dưỡng

Uống mỗi ngày một cốc sinh tố xoài chứa tỷ lệ phần trăm dinh dưỡng như sau: 103 kalo, 75% vitamin C có tác dụng chống ôxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch; 24% vitamin A giúp chống oxy hóa và tăng thị lực; 12% vitamin B6 và một số vitamin B khác các tác dụng phòng bệnh não và tim; 10% lợi khuẩn; 8% đồng cần cho việc sản xuất các tế bào máu; 8% kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và 5% magie.



2. Ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất chống ôxy hóa trong trái xoài có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu. Các hợp chất này là isoquercitrin, quercetin, fisetin, astragalin, methylgallat, axit gallic cũng như các enzim khác.

3. Giảm lượng cholesterol

Hàm lượng cao vitamin C, pectin và chất xơ được tìm thấy trong xoài có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, đặc biệt là cải thiện tình trạng rối loạn mỡ trong máu.

4. Làm sạch da

Loại trái cây ngon và có màu sắc đậm như xoài tốt cho làn da bạn cả bên trong và bên ngoài. Ăn xoài có thể giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc và loại bỏ mụn.

5. Tốt cho mắt

Một cốc xoài xắt lát cung cấp 24% lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Loại vitamin này giúp thúc đẩy thị lực, ngăn ngừa khô mắt và quáng gà.

6. Kiềm hóa cơ thể

Axit malic, một hàm lượng nhỏ axit citric và axit tartaric được tìm thấy trong trái xoài, có tác dụng duy trì và dự trữ kiềm cho cơ thể.

7. Cải thiện chất lượng “chuyện ấy”

Xoài là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tầm quan trọng của dinh dưỡng từ thực phẩm giúp cải thiện chất lượng cuộc yêu của các đôi.

8. Cải thiện hệ tiêu hóa

Đu đủ không phải là loại trái cây duy nhất chứa enzim để chuyển hóa protein trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại trái cây khác, chẳng hạn xoài. Chất xơ trong xoài cũng giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết.

9. Ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt

Quan điểm y học cổ đại giải thích lý do khiến con người kiệt sức khi đến thăm vùng khí hậu xích đạo là do năng lượng mãnh liệt của mặt trời làm cơ thể nóng dần lên, đặc biệt là cơ bắp. Khi đó thận trở nên quá tải vì phải đào thải liên tục các độc tố từ quá trình này. Lúc này, bạn nên uống một ly nước ép trái cây từ xoài xanh trộn với nước và một chất làm ngọt (như đường) sẽ giúp làm mát cơ thể và ngăn chặn tác hại của nhiệt.

10. Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C trong trái xoài, cộng với 26 loại carotenoids khác nhau có tác dụng duy trì sự bền vững và khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch.

11. Lá xoài tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Lá xoài giúp bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Phương thuốc cổ truyền trị bệnh tiểu đường là đun sôi lá trong nước nóng, để qua đêm và sau đó lọc lấy nước, uống sau khi thức dậy. Trái xoài có chỉ số đường huyết tương đối thấp nên khi ăn vào không làm tăng đột biến lượng đường trong cơ thể.

10 thực phẩm làm tăng tích mỡ ở bụng

Bắp cải sinh nhiều hơi

Bắp cải là loại rau làm tăng sinh hơi ở dạ dày ruột trong quá trình tiêu hóa. Các loại rau sinh nhiều hơi thường dễ tiêu hơn và được giáng hóa tốt hơn khi nấu chín kỹ. Vì thế khi hãy chọn món rau nấu chín thay vì rau sống, và đừng ăn quá nhiều bắp cải vào ngày mà bạn muốn vòng eo thật thanh mảnh.



Nước có ga làm tức bụng

Từ một đến 3 giờ sau khi uống nước có ga, bạn có thể cảm thấy vòng bụng mình to lên. Ga trong nước uống có thể khiến dạ dày giãn to và làm cho quần áo chật hơn ở phần eo.

Nếu bạn thực sự thích đồ uống có ga, hãy làm sao để chỉ uống một cốc mỗi ngày. Cũng nên tránh uống nước có ga vài ngày trước khi diễn ra sự kiện mà bạn muốn xuất hiện với vòng eo càng thanh mảnh càng tốt.
Côla (bao gồm cả côla ăn kiêng) gây cảm giác quá no

Các loại côla có thể chứa đường, si rô ngô hoặc các chất tạo ngọt khác. Tất cả những chất tạo ngọt này đều làm tăng dự trữ mỡ ở ngay vùng bụng. Hàm lượng đường cao, nhất là ở dạng lỏng, làm đường máu tăng ngay lập tức, có nồng độ insulin vọt lên cao. Nồng độ insulin tăng là tín hiệu để cơ thể bắt đầu dự trữ lượng đường thừa dưới dạng mỡ.

Sô đa ăn kiêng không chứa đường, nhưng vẫn có ga. Các loại sô đa ăn kiêng cũng chứa đầy những chất tạo ngọt nhân tạo. Những loại “đường hóa học” này là chất lạ đối với cơ thể, vì thế khi được dùng với lượng lớn, chúng có thể làm tăng viêm, về lâu dài sẽ làm tăng mỡ bụng và nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Giải pháp tốt nhất là nước khoáng với hương vị tự nhiên hoặc một ly nước lọc có pha chút chanh hoặc cam để làm tăng hương vị.

Đồ ăn chiên rán kỹ có thể khiến bạn cảm thấy nặng nề và mệt mỏi do hàm lượng mỡ cao trong những thực phẩm này khiến tiêu hóa trì trệ. Những thực phẩm chiên rán bán sẵn thường chứa loại chất béo nguy hiểm nhất: chất béo trans. Những chất béo này dù với lượng nhỏ cũng liên quan với nhiều tác động xấu đối với cơ thể (như bệnh tim). Chúng cũng có thể làm tăng viêm trong cơ thể.

Nếu bạn thích đồ chiên rán, hãy thử tẩm thực phẩm trong bột ngũ cốc nguyên cám và rán trong chảo với một chút dầu ô liu (hoặc bỏ lò). Món ăn sẽ giòn và ngon miệng mà không có chất béo nguy hiểm.

Mặt trái của kem

Kem thường chứa nhiều đường, mà những thực phẩm chứa nhiều đường đều làm tăng cả nồng độ đường huyết và insulin, khiến bụng bị tích mỡ nhiều hơn. Do kem là một sản phẩm làm từ sữa, nên nó cũng chứa hàm lượng cao lactose, một loại đường có trong sữa. Nhiều người không dung nạp được lactose, khiến họ gặp vấn đề trong tiêu hóa lactose và làm tăng sinh hơi, đầy bụng và thậm chí tiêu chảy.

Nhiệt độ “cực đoan” của thực phẩm, ví dụ như nhiệt độ rất lạnh của kem, cũng có thể gây stress cho đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và đầy hơi.

Xúc xích được tích trữ thành mỡ

Xúc xích là loại thịt mỡ chứa đầy chất béo no không tốt cho sức khỏe. Loại chất béo này gây tắc nghẽn động mạch và cũng làm tăng viêm, có liên quan trực tiếp với dự trữ mỡ bụng. Xúc xích cũng hầu như luôn chứa nhiều muối, và thực phẩm nhiều muối sẽ khiến cơ thể giữ nước, khiến bụng có cảm giác và trông to hơn.

Xúc xích làm từ thịt nạc như thịt gà tây, thịt gà hoặc thịt hươu nai chứa ít chất béo no và ít calo hơn. Tuy nhiên ngay cả những loại xúc xích nạc hơn này cũng chứa nhiều muối, vì thế hãy dành chúng cho một vài dịp chiêu đãi thay vì làm món ăn hàng ngày.

Đường alcohol dùng làm chất tạo ngọt thay thế

Đường alcohol là những chất thay thế đường chỉ được cơ thể tiêu hóa một phần. Bạn sẽ rất hay gặp những loại đường này trong những thực phẩm như kẹo, kẹo cao su và snack không đường. Chúng thường được ghi trên nhãn là xylitol, sorbitol, và malnitol. Do chỉ được tiêu hóa một phần trong cơ thể nên chúng cung cấp ít calo/gam hơn đường thực sự, nhưng chúng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, như chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Kẹo cao su chứa đường alcohol có một số lợi ích cho sức khỏe, như giúp ngừa sâu răng. Nó cũng không tác động đến nồng độ đường huyết và insulin do chỉ số đường huyết của đường alcohol khá thấp.

Nuốt không khí khi nhai kẹo cao su không đường

Nói chung, việc nhai kẹo cao su, tuy có ích, song có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí. Càng nuốt nhiều không khí, đường tiêu hóa sẽ càng tích lũy nhiều hơn có thể gây chướng bụng, tức bụng và vòng eo nở to.
gao trang

Gạo trắng khiến eo to

Gạo trắng đã được xay xát kỹ hết lớp vỏ ngoài và trong, mất đi hầu hết chất xơ, chất dinh dưỡng và protein. Gạo trắng được tiêu hóa nhanh hơn trong cơ thể, gây ra một loạt tác động làm tăng nồng độ insulin, tăng dự trữ mỡ và tăng vòng eo dần qua thời gian. Cũng như các loại ngũ cốc tinh chế khác, gạo trắng có mức độ gây no thấp, vì thế khi ăn bạn sẽ lâu cảm thấy no và do đó sẽ ăn nhiều hơn.

Nếu gạo là thành phần chủ lực trong chế độ ăn, thì bạn cứ giữ như vậy. Chỉ cần chọn loại ít bị xay xát kỹ hơn. Có thể dùng gạo lứt để thay thế cho gạo trắng trong phần lớn các công thức nấu và cũng thân thiện hơn nhiều với vòng eo của bạn!

Nho và 11 công dụng tuyệt vời

Phòng chống cảm lạnh

Nho chứa hàm lượng cao chất xơ. Nước nho ép chứa hàng chục chất dinh dưỡng có tác dụng chống ung thư và bệnh tim. Loại trái cây này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách làm tăng số lượng tế bào gama và delta T trong cơ thể. Hãy thử sử dụng nước ép nho để thoát khỏi bệnh cảm lạnh.



Bạn có thể trộn nửa cốc nước ép nho với sữa chua vani có hàm lượng béo thấp, dâu tây và chuối ăn cũng rất ngon đấy.

Xóa nếp nhăn

Nho giàu chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu giúp duy trì một làn da luôn tươi trẻ. Thoa dầu từ hạt nho bán tại cửa hàng thực phẩm vào các vùng da dễ bị nhăn trước khi đi ngủ cũng phát huy tác dụng xóa nếp nhăn.

Làm trắng răng

Bạn không cần tẩy trắng răng bởi vì lượng axit malic được tìm thấy trong trái nho có tác dụng hạn chế quá trình đổi màu của răng và giảm các vết ố.

Cho bạn bàn tay đẹp

Nho có thể cải thiện tình trạng xước móng tay, bảo vệ lớp biểu bì mềm khi cắt sửa móng. Bạn có thể dùng 10 trái nho đỏ nghiền nát và trộn với hai muỗng canh đường cát, chà hợp chất giàu chất chống oxy hóa này và massage quanh móng tay, sau đó làm sạch với khăn ướt.

Giảm cân

Hấp thụ các sản phẩm từ nho kết hợp với chế độ ăn uống khỏe mạnh sẽ giúp bạn cải thiện hàm lượng chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới đây cho thấy kết hợp nho với sữa đậu nành có tác dụng giảm cân đáng kể, theo 2 cơ chế: đầu tiên nó làm giảm khoảng 150% khả năng hoạt động của tế bào chất béo, sau đó gây ra các phản ứng làm tan rã tế bào mỡ với tốc độ nhanh hơn bình thường đến 245%.

Bảo vệ tim

Một nghiên cứu đã chứng minh nho có khả năng làm giãn nở mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông dễ dàng. Nó cũng có tác dụng làm thư giãn các mạch máu của bạn, làm cho đường kính của chúng lớn hơn. Đồng thời làm giảm huyết áp, cho phép một khối lượng máu cao hơn chảy qua tất cả cơ quan của cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và tăng lượng oxy cho tế bào. Các nghiên cứu khác cho thấy chỉ 10 mg nho cũng có tác dụng đáng kể trong việc giảm nguy cơ đau tim.

Thu dọn những mảng có hại trong não

Nghiên cứu đã chứng thực khả năng bảo vệ não của nho. Các nhà khoa học nhận thấy rằng nho có khả năng làm sạch các mảng gây hại và gốc tự do trong não, là nguyên nhân sản sinh nhiều mầm bệnh.

Bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ

Nho vừa là nguồn dinh dưỡng mạnh mẽ, vừa có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bức xạ trị liệu. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ăn nho như một liều thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị bức xạ ung thư.

Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhờ nho mà giảm được 10% lượng đường trong máu. Đây là kết quả nghiên cứu của một trường đại học y dược.

Chống viêm

Nho hoạt động như một chất chống viêm. Đó là một trong những lý do tại sao loại trái cây này tốt cho bệnh nhân tim.

Hỗ trợ phục hồi cơ bắp

Như một chất chống oxy hóa mạnh, nho hỗ trợ tế bào và các cơ quan trong việc loại bỏ axit uric và một số chất độc khác của cơ thể. Loại trái cây này nổi tiếng về khả năng hỗ trợ phục hồi cơ bắp cho các vận động viên.

“Chọn giờ” để ăn đúng loại hoa quả

07:30 – Thời gian ăn sáng: Táo, lê, nho

Sau một đêm nghỉ ngơi, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bạn vẫn trong tình trạng ảm đạm, nhưng cơ thể vẫn đang cần tiêu thụ các chất dinh dưỡng và đẩy lui tình trạng cạn kiệt. Lúc này, bạn cần phải lựa chọn những loại trái cây có tính axit không quá mạnh, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Vì thế, táo, lê, nho là lựa chọn thích hợp.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên ăn thêm rau xà lách khi ăn trái cây. Đó cũng là lý do bạn nên chế biến món salad bằng các loại hoa quả này. Bữa sáng sẽ ngon miệng và cung cấp dinh dưỡng phong phú hơn.



10:00 – Đồ ăn nhẹ giữa buổi sáng: Đào, vải, táo tàu

Khoảng giữa buổi sáng là thời gian hiệu quả nhất để ăn những trái cây bổ sung năng lượng, ” bảo dưỡng” lá lách và dạ dày vì lúc này nguồn năng lượng trong cơ thể đã giảm đi nhiều. Đào, vải, táo tàu là những trái cây phù hợp mà bạn nên chọn. Đặc biệt là khi dạ dày tương đối yếu thì ăn trái cây vào thời điểm này là giải pháp tối ưu cho sự hấp thụ dinh dưỡng.

13:00 – Một giờ sau bữa ăn trưa: Dứa, kiwi, đu đủ, táo gai

Sau bữa ăn trưa, bạn phải có tác động để tăng cường tiêu hóa. Các loại trái cây có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn trong dạ dày một cách nhanh chóng, nhờ đó làm giảm bớt gánh nặng lên dạ dày, có lợi cho sức khỏe.

15:00 – Trước khi bắt đầu cuộc đàm phán: Chuối, cam

Khoảng thời gian trước khi bắt đầu cuộc đàm phần là thời điểm bạn cần thư giãn nhất. Chuối rất giàu kali nên có thể làm cho bạn giảm bớt căng thẳng nhanh chóng, bạn sẽ cư xử tự tin hơn. Ăn cam sau đó giúp bạn dự trữ đầy đủ vitamin C, khi bạn đang phải đối mặt với áp lực lớn hơn, cơ thể tiêu thụ nhiều vitamin C. Nhờ có lượng vitamin C dự trữ mà bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi, lo lắng và căng thẳng.

20:00 – Làm việc tối: Quả việt quất, dâu tây, nho

Khi làm việc lâu với máy vi tính thì đôi mắt là bộ phận mệt mỏi nhất. Những trái cây giàu anthocyanin như quả việt quất, dâu tây và nho sẽ là người đồng hành tốt với bạn khi làm việc thêm giờ. Chúng giúp giảm mệt mỏi và khiến đôi mắt sáng hơn để làm việc hiệu quả hơn.

22:00 – Thời gian cho chuyện “yêu”: Dâu tây, quả lê, quả sung

Mặc dù không phải là “Viagra” nhưng một số trái cây thực sự có tác dụng kích thích tình dục. Dâu tây không chỉ chứa methylxanthine, làm tăng ham muốn tình dục mà còn chứa vitamin B6 gia tăng cảm xúc lãng mạn. Trong khi đó, quả lê lại hiệu quả khi duy trì sự dồi dào của hormone sinh dục nam, còn quả sung thì giúp cải thiện lưu lượng máu và tăng khoái cảm tình dục.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Trị chứng đau lưng, nhức mỏi cơ thể bằng ăn uống

Thịt bò lá lốt

Thịt bò 100 gr, lá lốt 70 gr. Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, ra mồ hôi…). Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị từ 5 – 10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm bình thường (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể…



Đuôi heo nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: Kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này từ 3 – 4 lần (dùng cách nhật), dùng thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất hay. Đuôi heo một cái, rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen (100 gr) và hai vị thuốc bắc có bán ở các nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50 gr) và đỗ trọng (50 gr). Nấu từ 2,5 tô nước cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước uống.

Món rắn

Theo đông y, ngoài công dụng chữa trị các bệnh như thần kinh, tê liệt, thì thịt rắn còn chữa trị chứng đau lưng, nhức mỏi rất hiệu nghiệm. Thịt rắn có vị ngọt, phối hợp với một số gia vị như sả, nghệ, lá lốt… xào lăn, xúc với bánh tráng, hoặc làm món thịt rắn hầm.

Ngoài một số món ăn từ động vật trên, đông y còn có những bài thuốc từ thực vật chữa trị đau lưng, nhức mỏi gối rất hiệu quả.

Chẳng hạn như bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” sau đây (bài thuốc này không dùng cho người cao huyết áp):

Độc hoạt (12 gr), đảng sâm (4 gr), cam thảo (6 gr), phục linh (10 gr), bạch thượt (12 gr), tam ký sinh (10 gr), phòng phong (10 gr), đỗ trọng (10 gr), ngưu tất (8 gr), tế tân (10 gr), quế chi (4 gr), xuyên khung (10 gr), đương quy (14 gr), tần giao (10 gr), sanh khương (3 lát), thục địa (16 gr) và táo tàu (3 trái).
Các loại này có bán ở các nhà thuốc đông y. Cách chế biến:  cho các thứ trên cùng 4 chén nước, nấu còn 1 chén. Lấy phần xác cho tiếp 3 chén nước vào, nấu còn 1/2 chén. Trộn 1 chén và 1/2 chén nước trên, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Món này vừa dễ làm, vừa rẻ tiền.

Chữa đau nhức với “cây thuốc mọi”

Cây còn có tên là “cây thuốc mọi”, “sóc địch”, “tiếp cốt thảo” (cây nối liền xương), “xú thảo”, “anh hùng thảo”, “tẩu mã tiễn”, “tẩu mã phong”, “bát lý ma”, “tiểu tiếp cốt đan”… Tên khoa học là Sambucus javanica Reinw.



Đặc điểm: Là loài cây nhỏ,  cành nhẵn, màu lục nhạt. Lá kép xẻ lông chim, mọc đối, không cuống hay cuống nhỏ, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim kép, nom giống một cái tán. Quả mọng hình cầu đường kính 2 – 3 mm, chứa 2 – 3 hạt dẹt.

Bộ phận có thể dùng làm thuốc: Lá, vỏ, hoa và quả. Có thể thu hái quanh năm lá và vỏ; nhưng hoa  và quả phải thu hái vào mùa hè và thu. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, không phải chế biến gì khác.

Theo Đông y, cây cơm cháy có vị chua, tính ấm. Có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Dùng chữa phong thấp đau nhức, phù do viêm thận, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, đơn độc, mụn nhọt lở loét sưng đau, gãy xương, đòn ngã chấn thương.

Trong dân gian, một số vùng dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh  nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng; ngâm rượu uống làm thuốc nhuận, tẩy độc cơ thể, chữa lỵ và thấp  khớp. Hoa được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm ra mồ hôi. Dùng dưới dạng thuốc sắc,  thuốc pha hay thuốc xông.

- Liều dùng:

Ngày dùng 10-12g. Chú ý: Cơm cháy tính mãnh liệt, không dùng qúa liều trên. Nếu dùng với  liều 3g/1kg thể trọng có thể đái quá nhiều, ỉa lỏng và nôn mửa.

- Chữa đau nhức:

Sách “Thiên Kim phương” có ghi lại cách dùng cây cơm chấy để chữa như sau: Mùa lạnh dùng rễ (giã nát), còn mùa nóng thì dùng cành lá, sao lên cho nóng, xoa và đắp lên rốn bệnh nhân; đồng thời dùng lá cây cơm cháy, hun nóng, rải lên chiếu cho bệnh nhân nằm.

Như vậy, phương thuốc mà người ta mách ông không phải là không có căn cứ. Ông có thể tìm cây cơm cháy ở quanh nhà và áp dụng thử.

Nhân tiện, xin giới thiệu thêm một số bài thuốc khác để tham khảo:

- Chữa gãy xương: Dùng vỏ rễ và lá cây cơm cháy, giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định (Vân Nam trung thảo dược tuyển).

- Chữa bị đánh, bong gân sưng đau: Dùng lá cây cơm cháy cắt nhỏ, giã nát cùng với mấy củ hành để liền cả rễ và bã rượu, đắp vào chỗ đau rồi băng lại, mỗi ngày thay thuốc một lần  (Giang Tây dân gian thảo dược).

- Chữa bị đánh, ngã, chấn thương thổ ra huyết: Dùng rễ cây cơm cháy, trắc bách diệp, mỗi thứ 9g, địa du 12g, sắc nước uống (Triết Giang dân gian thảo dược).

- Chữa phong thấp khớp xương sưng đau: Dùng rễ cây cơm cháy 20 – 30 g sắc nước uống trong ngày; đồng thời nấu lấy nước đặc rửa chỗ đau (Vân Nam trung thảo dược tuyển).

Vì sao cơ thể đau nhức ?

Nếu glucose máu của bạn là 5,6mmol/l khi đói thì tiểu đường type II của bạn đã ổn định (do được điều trị). Đau sau vai phải lan xuống cánh tay phải và khuỷu tay, phải nghĩ đến đau dây thần kinh (đám rối) cổ-cánh tay phải, nếu ở nữ trên 35 tuổi thì thường do thoái hóa cột sống cổ.



Đau sau thắt lưng phải lan sau đùi, lan xuống mặt trên bàn chân phải xuống tận ngón chân cái là triệu chứng của đau thần kinh tọa bên phải (L5), ở nữ lớn tuổi cũng nên nghĩ đến nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đĩa đệm L5 – S1.

Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa khớp để đánh giá mức độ bệnh (VD: làm nghiệm pháp Lasegue, đo khoảng cách tay – bàn chân khi cúi gập người để thẳng đầu gối, tìm điểm đau Valleix…), làm thêm các xét nghiệm tốc độ lắng máu, chụp cột sống thẳng và nghiêng… Nếu đau nhiều tự nhiên về đêm, có cứng khớp buổi sáng, lắng máu tăng thì cần xem có kèm viêm đốt sống – đĩa đệm hay không.

Điều trị nội khoa là chủ yếu, bằng các thuốc giảm đau, nghỉ ngơi tại giường, các thuốc dãn cơ đôi khi có thể dùng thuốc kháng viêm không steroit (Voltarene…). Nặng hơn, có thể điều trị tại chỗ, tốt nhất là ở bệnh viện, bằng cách tiêm thấm ngoài màng cứng các dẫn chất cortisone hòa tan (như celestene, Soludecadrone…) đưa đến kết quả tốt.

Đi bộ dưới nước phòng bệnh loãng xương

Nghiên cứu của Đại học Liên bang Sao Paulo, Brazil cho biết, đi bộ dưới nước có thể rèn luyện sức mạnh các bó cơ và gia tăng sự rắn chắc của khung xương, phòng ngừa ngã rạn và gãy xương, đặc biệt liệu pháp này rất phù hợp với phụ nữ lớn tuổi.



Nhóm nghiên cứu chọn ra 100 phụ nữ ở độ tuổi 50-70 thường phải uống bổ sung canxi, vitamin D và không tập thể dục. Một nửa số họ được đề nghị tham gia các vận động dưới nước. 7 tháng sau, ghi nhận thấy nhóm này giảm 86% hiện tượng chệnh choạng và ngã khi di chuyển; số lần tổn thương nghiêm trọng sau khi bị ngã giảm 44%. Số phụ nữ không vận động dưới nước còn lại, số lần ngã không có dấu hiệu giảm.

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng, vận động dưới nước không chỉ cải thiện tính linh hoạt của tứ chi mà còn giúp rèn luyện sức mạnh cho các bộ phận như lưng, phần hông và khớp gối. Chỉ dựa vào biện pháp uống bổ sung  vitamin D và canxi thì tác dụng tăng cường cứng chắc xương chỉ tăng nhẹ.

Giáo sư thuộc Viện y học Đại học Colorado, Mỹ, cho biết, nghiên cứu này cung cấp thêm cách phòngloãng xương cho người lớn tuổi với những hoạt động đơn giản như bơi lội, đi bộ dưới nước, và chứng đau khớp cũng có thể được làm dịu khi ngâm mình trong bể nước ấm.

Cách làm sinh tố bơ thơm ngon, bổ dưỡng

Nguyên liệu:



- 3 quả bơ mềm. Phải là bơ mềm vì không ăn sẽ bị đắng nha.

- 200ml-250ml sữa tươi có đường

- 4 hộp sữa đặc nhỏ nhỏ.

- 3 thìa cà phê to nước cốt dừa. (nếu bạn thích dậy mùi nhiều thì có thể cho nhiều nước cốt dừa hơn một chút)

- Đường (để gia giảm tùy khẩu vị)

- 1/2 bát ăn cơm nước ấm ấm

- 1 nửa quả chanh vắt bỏ hạt.

- Đá bào

- Máy xay sinh tố

Cách làm sinh tố bơ ngon:

- Bơ bỏ vỏ, bỏ hột cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố (nhưng đừng xay luôn nha )

- Nước ấm hòa với đường cho tan rồi đổ chung vào máy xay sinh tố

- Lần lượt bỏ: sữa đặc, sữa tươi, nước cốt dừa vào máy sinh tố

- Xay hỗn hợp các thứ trên

- Bỏ đá vào xay tiếp

- Bỏ nước chanh vắt vào xay tiếp. Sau đó nêm nếm đường vừa miệng. Chanh có tác dụng làm giảm độ béo của bơ bỏ ra cốc vào thưởng thức thôi. Như vậy bạn đã hoàn thành món sinh tố bơ ngon rồi đấy. Chúc bạn và gia đình ngon miệng.

Làm kem hoa quả thật đơn giản

Nguyên liệu:



+đường trắng

+nước sôi để nguội

+các loại hoa quả: dưa hấu đỏ,dâu tây,soài…(tùy vào sở thích của từng người)

Dụng cụ:

+máy xay sinh tố

+khuôn làm kem(hoặc các chiếc cốc)

+nồi đun

Cách làm:

+B1: Đun nhỏ lửa hỗn hợp đường và nước để cho đường tan hết rồi để nguội

+B2: Xay nhuyễn hoa quả và lọc lấy nước(nếu hoa quả mềm và không có hột thì chỉ cần xắt thành các miếng nhỏ là được)

+B3: Trộn 2 hỗn hợp nước đường với nước hoa quả, sau đó cho cả các miếng hoa quả đã được xắt sẵn vào hỗn hợp đó

+B4: Tiếp theo đổ hỗn hợp trên vào các khuôn(hoặc cốc) làm kem rồi cho vào tủ lạnh để làm thành kem

+B5: Để trong tủ lạnh từ 4-5h. Cuối cùng là thưởng thức thành quả mà mình vừa tạo ra.

Một số món ăn khác có cách làm rất đơn giản như cách làm kem hoa quả và cũng được rất nhiều người ưa thích trong mùa hè như: hoa quả dầm, chè ngô, thạch dừa….

Hướng dẫn cách làm sữa chua

Hướng dẫn cách làm sữa chua



Nguyên liệu :

+ Sữa tươi không đường khoảng 1 lít.

+ Sữa đặc có đường khoảng 1/2 hộp (nhiều hơn nếu thích).

+ 1 hộp sữa chua để tạo men

+ Các lọ thủy tinh có lắp nhỏ để đựng sữa chua.

Cách làm

+B1: khuấy đều cho tan hết sữa đặc với nước nóng khoảng 50 độ trong nồi theo tỷ nửa hộp sữa trộn với 500 ml nước

+B2: Đổ thêm khoảng 1 lít sữa tươi vào hỗn hợp trên, khuấy đều, đun nhỏ lửa

+B3: Khi hỗn hợp đã đạt đến nhiệt độ khoảng 75 độ thì bạn cho hộp sữa chua vào. Tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp nóng già và  đã thật đều (không để hỗn hợp sôi) thì bắc nồi ra khỏi bếp

+B4: Đổ sữa chua vào các lọ thủy tinh đậy nắp và dùng nilon bọc thật kín các lọ đó lại

+B5: Đun sôi 1 nồi nước khác và để nguội khoảng 10 phút rồi xếp các ly sữa vào nồi nước sao cho nước ngập khoảng 2/3 ly. Đậy nồi kín và để khoảng 5 giờ sau đó cho vào tủ lạnh là dùng được.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Hướng dẫn làm thạch dừa tươi

Hướng dẫn làm thạch từ dừa tươi



Nguyên liệu:

+ dừa tươi 1 quả

+ 1 gói bột thạch

+ 1 hộp nước cốt dừa

+ đường trắng

+ rau câu

Cách làm:

- Trộn đều bột thạch với đường trắng theo tỉ lệ 1:4

- Đem đun nước dừa tươi với 200 gram hỗn hợp bột thạch đã trộn đều đường trắng. Cho từ từ hỗn hợp vào để hỗn hợp tan hết ra.

- Đổ hỗn hợp rau câu vừa nấu vào lại ruột trái dừa đã lấy nước.

- Đun khoảng nửa lít nước cốt dừa với 50 gram hỗn hợp bột thạch còn lại.

- Sau khi mặt của hỗn hợp thạch dừa trên se lại đổ nước cốt dừa thành lớp mỏng lên phần rau câu trong trái dừa.

+ Để nguội rồi cho vào tủ lạnh

Với cách làm thạch từ dừa tươi bạn đã có một món ăn mát lành và bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè